Khoa Điện – Điện tử – Thông tin bao gồm 3 chuyên ngành là hệ thống năng lượng , Thiết bị điện tử – Quang học , Công nghệ thông tin và truyền thông , trong đó chương trình giảng dạy của mỗi ngành được sắp xếp sao cho sinh viên có thể học tập một cách có hệ thống nhất. Ngoài ra , với hệ thống giáo dục tiên tiến và độc nhất như việc liên thông trực tiếp từ bậc đại học lên thạc sĩ , cho sinh viên đi thực tập tại các cơ sở nghiên cứu , hoặc các công ty xí nghiệp trong nước , trường Đại học Công nghệ Nagaoka hướng tới mục tiêu đào tạo các nhà nghiên cứu và kĩ thuật viên có trình độ tay nghề cùng sức sáng tạo cao. (Xem thêm tại đây)
-
Tỉ lệ sinh viên so với giảng viên : 2/1
So với số sinh viên năm 3 đầu vào của khoa là 90 người , thì số giảng viên là 45 người. (Bao gồm cả giảng viên khoa an toàn hạt nhân)
-
Tỉ lệ du học sinh : 8/1
Trong 8 sinh viên thì có 1 du học sinh. Sinh viên sẽ học tập với các du học sinh tới từ khắp nơi trên thế giới. Ngoài ra, có rất nhiều các sự kiện giao lưu văn hóa cũng như các hoạt động giúp đỡ du học sinh được tổ chức bởi nhà trường và các hội sinh viên quốc tế tại trường.
-
Tỉ lệ sinh viên chọn học lên cao học : 90%
Nhằm trau dồi kiến thức và khả năng thực hành có được sau kì thực tập, hầu hết các sinh viên đều chọn học tiếp lên cao học.
-
Tỉ lệ xin việc thành công 96%
Trong bảng xếp hạng của các công ty ở Nhật Bản nhận xét về sinh viên trường NUT, trường NUT xuất sắc xếp vị trí thứ 1 trong mục xếp hạng tổng hợp liên tiếp trong những năm gần đây. ( Bảng xếp hạng về năng lực của sinh viên tốt nghiệp trường NUT : Năng lực làm việc, năng lực giao tiếp, tri thức – hiểu biết, sức sáng tạo ,v.v… )
Khoa Điện – điện tử – thông tin bậc đại học gồm 2 năm với 4 học kỳ chính, tổng số chỉ cần để tốt nghiệp là 64, trong đó có
- 29 tín chỉ các môn bắt buộc trong khoa,
- 17 tín chỉ các môn chuyên ngành tự chọn,
- 14 tín chỉ các môn xã hội.
- 4 tín chỉ ngoại ngữ.
Trong đó,
- Môn bắt buộc: những môn cố định mà sinh viên khoa điện phải học.
- Môn chuyên ngành tự chọn: những môn có liên quan đến ngành điện điện tử, nhưng sinh viên được phép lựa chọn môn để học.
- Môn xã hội: các môn liên quan đến xã hội, môi trường, con người… trong đó có 1 môn bắt buộc về đạo đức kỹ sư.
- Môn ngoại ngữ: gồm 2 môn tiếng anh bắt buộc + 2 môn ngoại ngữ khác (mỗi môn 1 tín chỉ). Môn tiếng anh có thể dùng điểm toeic để quy đổi tín chỉ mà không phải học. Môn ngoại ngữ khác bao gồm tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Trung, tiếng Pháp.
Sơ lược các học kỳ
- Học kỳ 1 năm 3: học các môn bắt buộc của khoa (toán, cơ sở tự động, xử lý tín hiệu, thí nghiệm, vật tính vật lý…), các môn tự chọn (trường điện từ, lập trình C, vi xử lý, mạch điện tử, power electronic…) và các môn xã hội (đạo đức kỹ sư…). Cuối học kỳ sinh viên sẽ được đi tham qua các phòng thí nghiệm của khoa điện để chuẩn bị phân ngành.
- Học kỳ 2 năm 3: cũng gồm các môn bắt buộc, chuyên môn tự chọn, xã hội và ngoại ngữ, nhưng các môn bắt buộc ít hơn. Đầu học kỳ sẽ tiến hành phân course (tương tự phân ngành bên BK): gồm 3 course: Energy, Device và Information. Sau khi phân course sẽ tiến hành phân lab (các phòng nghiên cứu riêng). Tiêu chí phân course dựa trên nguyện vọng và điểm số của học kỳ 1 năm 3.
- Học kỳ 1 năm 4: 2 môn chính là nghiên cứu đề tài khoa học (theo từng lab) và anh văn chuyên ngành, và các môn chuyên ngành tự chọn, xã hội, ngoại ngữ nếu sinh viên chưa lấy đủ tín chỉ. Đây là thời điểm để sinh viên quyết định thực tập tại công ty Nhật hay làm luận văn ở học kỳ cuối cùng.
- Học kỳ 2 năm 4: thực tập hoặc làm luận văn tốt nghiệp.